Theo quan điểm của Triết học Mác – Lê nin, bất cứ một
sự vật; hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt lượng và chất, hai mặt này thống nhất
và bổ trợ cho nhau. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng thế, bên cạnh những
cơ hội mà nó tạo thì song song đó lại chính là những thách thức đòi hỏi chúng
ta phải vượt qua. Nào, xin mời quý vị cùng tìm hiểu bài viết “cách mạng công
nghiệp 4.0, cơ hội hay thử thách” này nhé !
Ảnh minh họa |
Cách
mạng công nghiệp 4.0 là gì? Diễn ra như thế nào?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các
nước phát triển, nó không chỉ mang đến những cơ hội lớn để thay đổi bộ mặt đất
nước mà bên cạnh đó còn cả những khó khăn, thách thức để buộc chúng ta phải vượt
qua.
Là một trong những chủ đề đang “hot” nhất hiện nay,
cùng với đó là những “hứa hẹn” về một tương lai mới tươi sáng và phát triển
hơn, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ trở thành “làn sóng” thu hút
sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực:
công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Các yếu tố cốt lõi trong lĩnh vực kỹ
thuật số đó là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết
nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Vật lý với
robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…)
và công nghệ nano.Với lĩnh vực công nghệ sinh học thì tập trung nghiên cứu,
đổi mới trong Nông nghiệp; Thủy sản; Y dược; Chế biến thực phẩm…
Cơ hội đi kèm với thách thức!
Mặc trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là phá vỡ
thị trường lao động. Khi tự động hóa tay thế lao động chân tay, máy móc thay thế
sức lao động của con người thì sẽ có rất nhiều người rơi vào tình trạng thất
nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tìm ra phương án để giải quyết vấn
đề này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra là xu thế tất
yếu của sự phát triển, bởi con người chúng ta không thể cứ mãi “giậm chân tại
chỗ”. Cách mạng 4.0 với sự ra đời của các máy móc, động cơ, thiết bị hiện đại;
thông minh sẽ bổ trợ chúng ta rất nhiều trong công việc, giúp tăng hiệu suất
làm việc và tạo sự an toàn hơn khi làm việc.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong cách thức giao tiếp
trên internet cũng giúp mọi người kết nối linh hoạt với nhau hơn, các thông tin
cá nhân được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều…
Việt Nam “ứng biến” thế nào với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng:
"Đây là một thách thức rất lớn đối với người lao động ở không chỉ riêng Việt
Nam mà tại tất cả các quốc gia trong xu thế bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0".
Không còn xa lạ với cách mạng công
nghiệp 4.0, một số các doanh nghiệp tại Việt Nam đã lựa chọn cách “ứng biến” đó
là sử dụng các máy móc hoặc robot để đưa vào dây chuyền sản xuất của mình.
Không những thế, việc định hướng lựa
chọn những ngành nghề, công việc mới phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
cho các bạn học sinh; sinh viên nhằm tạo cơ hội việc làm mới đã được thực hiện.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang
lại nhiều cơ hội phát triển cho đất nước. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những hệ lụy
rất lớn nếu các cấp lãnh đạo không định hướng được cách “ứng biến” phù hợp cho
nước mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét